Hướng đi nào cho nhà bán hàng online trong năm 2021?

 

  Nội dung bài viết:

    I. 
Tổng quan sàn TMĐT quý 4/2020 dưới tác động Covid-19

    II. Kinh doanh online chỉ đầu tư vào sàn TMĐT - Trong cơ hội có nhiều rủi ro

III. 
Đầu tư thêm nhiều kênh bán hàng độc lập ở những nền tảng khác nhau

 

Kinh doanh online ngày càng được nhiều người hưởng ứng, chọn làm kênh bán hàng chính cho mình. Nhưng sau ảnh hưởng của Covid-19, hướng đi nào cho người bán online trong năm 2021?

 

Thị trường Việt đang dần trở lại giai đoạn “bình thường mới” sau đại dịch Covid. Thế nhưng không ít những thách thức lớn mà nền kinh tế Việt phải đối mặt. Trong đó, các kênh bán hàng online, đặc biệt là các sàn TMĐT chính là một phương án “cứu cánh” của nhiều doanh nghiệp và cả hộ gia đình trong bối cảnh này. Mặt khác, việc nhiều sàn TMĐT đã bắt đầu tăng dần phí hoa hồng đã đánh vào một quả bom về tính ổn định và bền vững, khi các nhà kinh doanh phụ thuộc toàn bộ vào kênh bán hàng này. Vậy trong năm 2021 này thì đâu là hướng đi tiếp theo cho những nhà bán hàng online?

 

Tổng quan sàn TMĐT quý 4/2020 dưới tác động Covid-19

 

Trong năm 2020 vừa qua đã ghi nhận thời điểm “huy hoàng” nhất của TMĐT dưới tác động của đại dịch. Chỉ tính trong quý 4/2020, một số thương hiệu có gian hàng trên TMĐT đạt lượt truy cập tăng đến 80%. Cụ thể, lượng người dùng truy cập trên sàn Shopee đạt 68,8 triệu và Tiki, Lazada cũng ở mức 20 triệu. Vì thế, doanh thu đến từ các sàn TMĐT ở thị trường Việt cũng đạt mức tăng trưởng tốt lên đến 11,8 tỷ USD.

 

Sở hữu quy mô rộng lớn, chính sách bán hàng rõ ràng, chăm sóc khách hàng tốt, đa dạng chương trình ưu đãi, chịu đầu tư xây dựng hình ảnh thương hiệu độ phủ sóng cao. Vì lẽ đó, sàn TMĐT chính là “mảnh đất vàng” cho những nhà bán hàng online lẫn các doanh nghiệp lớn.

 

Nguồn: Innovative Hub

 

Theo thống kê từ Nielsen trong năm 2020, người dùng internet ở Việt Nam trung bình bỏ ra 160 USD/năm mua sắm trên TMĐT. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng trên thị trường mỗi năm của TMĐT Việt Nam đạt mức 22%, tỷ lệ tiếp cận TMĐT lên đến 28%.

 

Cũng theo công bố của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam), có đến 32% doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ kinh doanh với những đối tác ngoại quốc bằng kênh online. Trong khi đó, có 31% doanh nghiệp chọn kênh website và tham gia các sàn TMĐT.

 

Kinh doanh online chỉ đầu tư vào sàn TMĐT - Trong cơ hội có nhiều rủi ro

 

Chọn kinh doanh qua sàn TMĐT cũng đồng nghĩa rằng bạn có thể cắt giảm các chi phí như: thuê mặt bằng, thuê nhân viên,... Thế nhưng, các nhà bán hàng vẫn phải bỏ ra các khoản phí chiết khấu tùy theo quy định và chính sách bán hàng của mỗi sàn TMĐT.

 

Nguồn: Fiverr

 

Một số sàn TMĐT hiện đang có khuynh hướng tập trung hơn vào lợi nhuận của mình trong năm 2021, đó là bước đi tăng khoản hoa hồng của người bán. Điển hình là sàn Shopee đã tăng phí hoa hồng tình từ giai đoạn cuối quý 3/2020, với mức tăng từ 3-5%. Hơn nữa, thời điểm đầu 2021 thì nhiều mã hỗ trợ miễn phí vận chuyển cũng hạn chế trên sàn này, thay vào đó là điều khoản áp dụng hay tăng thêm phí vận chuyển nhiều hơn mỗi đợt siêu sale trên Shopee.

 

Theo một chủ shop đồ công nghệ online tại Hà Nội, mức chiết khấu hiện nay khi anh tham gia sàn Lazada rơi vào mức 5%. Trên thực tế, với lợi thế là không tốn tiền mặt bằng và chi phí quảng cáo, có đơn hàng ổn định thì mức chiết khấu này theo anh là phù hợp. Song đó, anh chủ shop cũng tâm sự rằng nếu sàn Lazada trong tương lại tăng phí chiết khấu thêm và giảm hỗ trợ ở những đợt khuyến mãi, thì cửa hàng có thể gặp khó khăn bởi sụt giảm lợi nhuận.

 

Nguồn: Kientienedu

 

Chưa hết, khi các sàn TMĐT có động thái tăng hoa hồng và cắt giảm lại các chính sách hỗ trợ, nhiều nhà kinh doanh online còn phải chấp nhận tình trạng chia sẻ tệp khách hàng với đối thủ trực tiếp của mình.

 

Với những ai kinh doanh nhỏ lẻ, việc này khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường bán hàng online sẽ càng khốc liệt hơn nữa. Còn những doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi và sở hữu lượng khách hàng trung thành, thì nguy cơ bị mất khách không sớm thì muộn.

 

Đầu tư thêm nhiều kênh bán hàng độc lập ở những nền tảng khác nhau

 

Tuy sàn TMĐT được xem là nơi “kỳ tài thách đấu” và mang lại doanh thu khủng cho nhiều nhà bán hàng, nhưng không ai kinh doanh mà chỉ phụ thuộc vào đúng một kênh của bên thứ ba.

 

Đã đến thời điểm mà bạn nên chủ động cập nhật ứng dụng và công nghệ vào việc kinh doanh. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, giảm chi và tăng thu, tự bản thân quản lý và dùng dữ liệu khách hàng để đưa ra những chiến lược đúng đắn hơn.

 

Nguồn: Baodautu

 

Một số kênh như: website, Facebook, landing page,... vẫn là một lựa chọn lý tưởng để giúp cho bạn phát triển hơn trong việc bán hàng online. Ngoài việc seeding và chạy quảng cáo để thu hút khách mua hàng, bạn cũng đừng quên tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng và quản lý đơn hàng.

 

Người bán hàng có thể tham khảo những công cụ marketing automation hiệu quả hiện nay như: chatbot, email marketing, CRM,... Từ đó, việc bán hàng sẽ được đồng bộ và giải quyết các vấn đề về kinh doanh (tư vấn, chốt đơn hàng, giao hàng,...) đến việc vận hành (quản lý kho hàng, thống kê đơn đặt hàng,...).

 

Nguồn: Boldthink

 

Từ đó, các doanh nghiệp lớn và nhà bán hàng nhỏ lẻ có thể tiết kiệm hơn về các chi phí về nhân lực, thời gian phản hồi đến khách hàng và chủ động hơn trong việc kinh doanh online. Đặc biệt, bạn sẽ không bị lệ thuộc quá nhiều và bị “ép” chiết khấu bởi những bên thứ 3.

 

Bán hàng online thực sự đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt hiện nay. Tuy nhiên, để kinh doanh hiệu quả và ít rủi ro, người bán cần triển khai đa kênh và tránh phụ thuộc nhiều vào một kênh bán duy nhất. Chúc bạn kinh doanh online thuận lợi và thu về thành quả nhất định nhé.

 

 

Xem thêm:

TRÒN HOUSE