Nội dung bài viết:


    Tốc độ phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam


    Chính sách thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam


    Điều gì xảy ra nếu người bán hàng không đóng thuế khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam

 

Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc kinh doanh online đã không còn xa lạ và thậm chí còn phát triển hơn kinh doanh truyền thống. Nhưng loại hình kinh doanh mới này liệu có phải đóng thuế như kinh doanh bình thường? Hãy cùng TRÒN tìm hiểu xem điều gì xảy ra nếu người bán hàng không đóng thuế khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam.

 

Tốc độ phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam luôn được xếp vào top những nước có thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh nhất toàn cầu. Theo Cục TMĐT và công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, hoạt động giao dịch TMĐT B2C ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với chỉ số CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) giai đoạn từ năm 2013 - 2017 là 32,3%, với khối lượng khoảng 5,5 tỷ euro vào năm 2017, và 14% trong giai đoạn 2017 - 2020, chiếm khoảng 5,2% tổng doanh số bán lẻ.

 

Sự chuyển đổi từ hình thức bán lẻ truyền thống sang việc kinh doanh trực tuyến là xu hướng trong thế giới hội nhập toàn cầu, cho dù thị phần TMĐT ở Việt Nam còn tương đối nhỏ so với các nước ở khu vực và trên thế giới, nhưng luôn được đánh giá là năng động và phát triển vô cùng nhanh.

 

Thực tế cho thấy, việc mở rộng kinh doanh trên các sàn TMĐT quá nhanh khiến công tác quản lý thuế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn và cần nhiều bổ sung, sửa đổi.

 

Chính sách thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam

Trong những năm qua, các quy định pháp luật về thuế của Việt Nam đã được kiện toàn và có tính bao quát, điều chỉnh đối với TMĐT ngay từ khi hoạt động này mới ra đời, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu thuế, cụ thể như:

 

Thứ nhất, về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT năm 1997; Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn thì các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.

 

Thứ hai, về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Tại Điều 2 và Điều 3 các Luật Thuế TNDN năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2008 đã quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

 

Thứ ba, về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014), đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

 

Thứ tư, về các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam: Luật Quản lý thuế năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012, 2014 và 2016) đã có quy định các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đăng ký, khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh.

 

Điều gì xảy ra nếu người bán hàng không đóng thuế khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam

 

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại điện tử 

Điều 3. Giải thích từ ngữ 

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

 

Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

 

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng 

1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:

 

đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử…

 

Tại Khoản 3 Điều 11 Chương III quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.

 

Tại Khoản 3 Điều 12 Chương III quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh.

 

Tại Khoản 3 Điều 13 Chương III quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán.

 

Căn cứ Khoản 1 và 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về hành vi trốn thuế:

 

Điều 143. Hành vi trốn thuế

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.

 

2. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 của Luật này đối với trường hợp sau đây:

 

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;

 

b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

 

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020 

Điều 13. Quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

 

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

 

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

 

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

 

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

 

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

 

d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.

 

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại Khoản 4 Điều này.

 

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

 

b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại Điểm c, d Khoản 4 Điều này.

 

Điều 17. Quy định về xử phạt hành vi trốn thuế 

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

 

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 4 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

 

2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

 

Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

 

Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

 

Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

 

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

 

Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

 

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

 

Các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này".

 

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp cá nhân kinh doanh có hoạt động thương mại điện tử thì thuộc đối tượng phải nộp hồ sơ khai thuế; thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được xác định căn cứ vào phương pháp nộp thuế quy định tại Khoản 3 Điều 11; Khoản 3 Điều 12; Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

 

Trường hợp cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn được nêu tại các quy định trên thì sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP hoặc bị xử phạt hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

 

Ngoài ra, để đảm bảo công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực TMĐT đạt hiệu quả cao đối với các tổ chức nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) có thể nghiên cứu bổ sung thêm điều khoản Hỗ trợ thu thuế theo mẫu Hiệp định thuế mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.

 

Xem thêm:

KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ- NÊN THUÊ DỊCH VỤ KẾ TOÁN ĐỂ HỖ TRỢ ĐÓNG THUẾ KHI DOANH NGHIỆP HÀNG TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HAY TỰ LÀM?

BÁN HÀNG QUỐC TẾ: 5 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI BÁN HÀNG TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KINH DOANH ONLINE: KHI NÀO PHẢI NỘP THUẾ?

 

...

[ENGLISH BELOW]

 

  Article Content:


    The rate of development of e-commerce (Electronic Commerce) in Vietnam


    Tax policies for e-commerce in Vietnam


    What happens if sellers do not pay taxes when conducting business on Vietnamese e-commerce platforms?

 

With the development of e-commerce, online business is no longer unfamiliar and even evolves beyond traditional business models. But does this new form of business have to pay taxes like regular businesses? Let's explore what happens if sellers don't pay taxes when conducting business on Vietnamese e-commerce platforms together with TRÒN.

 

The rate of development of e-commerce (Electronic Commerce) in Vietnam

In recent years, Vietnam has consistently been ranked among the fastest-growing e-commerce (Electronic Commerce) markets globally. According to the Department of E-Commerce and Information Technology under the Ministry of Industry and Trade, B2C e-commerce activities in Vietnam are considered one of the fastest-growing markets in the Southeast Asian region. The Compound Annual Growth Rate (CAGR) for the period from 2013 to 2017 was 32.3%, with a transaction volume of approximately 5.5 billion euros in 2017. It continued to grow at 14% during the period from 2017 to 2020, accounting for about 5.2% of total retail sales.

 

The transition from traditional retail to online business is a global trend in an increasingly interconnected world. Although Vietnam's e-commerce market share is relatively small compared to other countries in the region and worldwide, it is consistently viewed as dynamic and experiencing rapid growth.

 

In practice, the rapid expansion of businesses on e-commerce platforms has posed challenges for both domestic and international tax management, necessitating various additions and modifications.

 

Tax policies for e-commerce in Vietnam

In recent years, Vietnam has revamped and comprehensive tax regulations since the inception of e-commerce, ensuring a legal framework for tax collection. Specifically:

 

1. Value Added Tax (VAT): According to the provisions of Article 2 and Article 3 of the 1997 Law on Value Added Tax, Article 3 and Article 4 of the 2008 Law on Value Added Tax (amended and supplemented in 2014, 2015, and 2016), and related guidance documents, goods and services used for production, business, and consumption in Vietnam are subject to VAT. Organizations and individuals engaged in the production and sale of goods and services, as well as those importing goods (collectively referred to as importers), are liable to pay VAT.

 

2. Corporate Income Tax (CIT): As stipulated in Article 2 and Article 3 of the 2003 Corporate Income Tax Law, and further detailed in the 2008 Corporate Income Tax Law, organizations and individuals generating income from the production and sale of goods and services are required to pay CIT.

 

3. Personal Income Tax (PIT): According to the provisions of Article 2 and Article 3 of the 2007 Personal Income Tax Law (amended and supplemented in 2012 and 2014), individuals subject to PIT include residents with income derived both within and outside the territory of Vietnam and non-residents with income derived within the territory of Vietnam.

 

4. Foreign entities conducting business activities within Vietnam: The 2007 Tax Administration Law (amended and supplemented in 2012, 2014, and 2016) mandates that foreign entities conducting business activities within Vietnam must register and pay taxes before commencing their business operations.

 

What happens if sellers do not pay taxes when conducting business on Vietnamese e-commerce platforms?

 

Based on Article 1, Article 3 of Decree 52/2013/ND-CP regulating electronic commerce activities 

Article 3. Explanation of terms 

In this Decree, the following terms are understood as follows:

 

Electronic commerce activities are the conduct of all or part of the commercial process through electronic means connected to the Internet, mobile telecommunications networks, or other open networks.

 

Based on Circular No. 40/2021/TT-BTC providing guidelines for value-added tax, personal income tax, and tax management for business households and individual businesses:

 

In Point d of Article 2, Chapter I of Circular 40/2021/TT-BTC, the scope of application is defined as follows:

 

Article 2. Applicability 

1. Business households and individual businesses are resident individuals engaged in the production and sale of goods and services in all sectors and industries as stipulated by law, including the following cases:

 

d) Electronic commerce activities, including cases where individuals earn income from digital content products or services as regulated by e-commerce laws...

 

In Point 3 of Article 11 in Chapter III, it specifies the deadlines for submitting tax declarations for business households and individual businesses using the declaration method.

 

In Point 3 of Article 12 in Chapter III, it specifies the deadlines for submitting tax declarations for individual businesses using the per-occurrence method.

 

In Point 3 of Article 13 in Chapter III, it specifies the deadlines for submitting tax declarations for fixed-tax households.

 

Based on Article 1 and Article 11 of Article 143 of Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 concerning tax evasion:

 

Article 143. Tax Evasion

1. Failing to submit tax registration documents; failing to submit tax declaration documents; submitting tax declaration documents more than 90 days after the expiration of the deadline for submission or the extended deadline for submission as stipulated by this Law.

 

2. Taxpayers shall not be subject to penalties for tax evasion but shall be subject to penalties as prescribed in Article 141, Clause 1 of this Law in the following cases:

 

a) Failing to submit tax registration documents, failing to submit tax declaration documents, submitting tax declaration documents more than 90 days late but not incurring any payable tax amount;

 

b) Submitting tax declaration documents more than 90 days late with an incurred payable tax amount, and the taxpayer has fully paid the tax amount, including the late payment, to the state budget before the tax authority issues a decision to conduct a tax examination, tax inspection, or before the tax authority prepares a record of the late submission of tax declaration documents.

 

Based on Government Decree No. 125/2020/ND-CP dated October 19, 2020, which regulates administrative sanctions for tax and invoice violations, effective from December 5, 2020 

Article 13. Regulations on Penalties for Violations of Tax Declaration Submission Deadlines 

1. Warning for late submission of tax declarations from 1 day to 5 days, with mitigating circumstances.

 

A fine ranging from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for late submission of tax declarations from 1 day to 30 days, except in cases specified in Clause 1 of this Article.

 

A fine ranging from 5,000,000 VND to 8,000,000 VND for late submission of tax declarations from 31 days to 60 days.

 

A fine ranging from 8,000,000 VND to 15,000,000 VND for one of the following behaviors:

 

a) Late submission of tax declarations from 61 days to 90 days.

 

b) Late submission of tax declarations from 91 days and above without incurring any payable tax.

 

c) Not submitting tax declarations, but without any incurred payable tax.

 

d) Not submitting appendices as prescribed in tax management regulations for enterprises with related-party transactions accompanying the corporate income tax settlement dossier.

 

A fine ranging from 15,000,000 VND to 25,000,000 VND for late submission of tax declarations exceeding 90 days from the expiration date, with incurred payable tax, and the taxpayer has paid the full tax amount, including late payment, to the state budget before the tax authority announces a decision to conduct a tax examination, tax inspection, or before the tax authority prepares a record of the late submission of tax declarations as stipulated in Clause 11 of Article 143 of the Law on Tax Administration.

 

In cases where the fine amount, if applied under this clause, exceeds the tax amount incurred in the tax declaration, the maximum fine amount for this case is equal to the incurred tax amount stated in the tax declaration, but not less than the average level of fines stipulated in Clause 4 of this Article.

 

2. Remedial measures:

 

a) Compel the full payment of overdue tax amounts to the state budget for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article in cases where the taxpayer's late submission of tax declarations leads to late payment of taxes.

 

b) Compel the submission of tax declarations and accompanying appendices for violations specified in points c and d of Clause 4 of this Article.

 

Article 17. Regulations on Penalties for Tax Evasion 

1. A one-time fine of the evaded tax amount for taxpayers with mitigating circumstances who commit one of the following violations:

 

a) Failing to submit tax registration documents; failing to submit tax declaration documents; or submitting tax declaration documents more than 90 days after the expiration of the submission deadline or the extended submission deadline, except in cases specified in Points b and c of Clause 4 and Clause 5 of Article 13 of this Decree.

 

2. A fine of 1.5 times the evaded tax amount for taxpayers who commit one of the violations specified in Clause 1 of this Article without aggravating or mitigating circumstances.

 

A fine of 2 times the evaded tax amount for taxpayers who commit one of the violations specified in Clause 1 of this Article with aggravating circumstances.

 

A fine of 2.5 times the evaded tax amount for taxpayers who commit one of the violations specified in Clause 1 of this Article with two aggravating circumstances.

 

A fine of 3 times the evaded tax amount for taxpayers who commit one of the violations specified in Clause 1 of this Article with three or more aggravating circumstances.

 

3. Remedial measures:

 

a) Compel the full payment of the evaded tax amount to the state budget for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article.

 

In cases where tax evasion as stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 of this Article has exceeded the statute of limitations for imposing penalties, the taxpayer shall not be penalized for tax evasion, but the taxpayer must pay the full evaded tax amount and late payment calculated on the evaded tax amount to the state budget within the time limit stipulated in Clause 6 of this Decree.

 

b) Adjust the amount of losses, input value-added tax to be deducted in the tax declaration (if applicable) for violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 of this Article.

 

Violations specified in Points b, d, and e of Clause 1 of this Article, which are discovered after the tax declaration deadline but do not reduce the payable tax amount, have not been refunded, do not increase the exempted tax amount, or do not reduce the average tax penalty level stipulated in Clause 3 of Article 12 of this Decree.

 

Based on the above regulations, in the case of individuals engaged in e-commerce, they are subject to the requirement to submit tax declarations, and the submission deadline is determined based on the tax declaration submission method as stipulated in Clause 3 of Article 11, Clause 3 of Article 12, and Clause 3 of Article 13 of Circular No. 40/2021/TT-BTC.

 

In cases where individuals engaged in e-commerce submit tax declarations after the stipulated deadlines, they will be penalized for violations of tax declaration submission deadlines as stipulated in Article 13 of Decree No. 125/2020/ND-CP or penalized for tax evasion as stipulated in Article 17 of Decree No. 125/2020/ND-CP.

 

Furthermore, to ensure effective tax management in the field of e-commerce for foreign organizations (without a permanent establishment in Vietnam), they can consider adding provisions on Tax Assistance in the new Tax Treaty model of the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) to the Avoidance of Double Taxation Treaty model between Vietnam and other countries and territories.

 

See more:

E-COMMERCE BUSINESS - SHOULD YOU HIRE ACCOUNTING SERVICES TO ASSIST WITH TAXATION WHEN SELLING ON E-COMMERCE PLATFORMS IN VIETNAM OR DO IT YOURSELF?

INTERNATIONAL SALES: 5 THINGS YOU NEED TO KNOW WHEN SELLING ON E-COMMERCE PLATFORMS

ONLINE BUSINESS: WHEN DO YOU NEED TO PAY TAXES?

 

 

TRÒN HOUSE